Khám phá 5 sự thật thú vị về sâm Ngọc Linh Quảng Nam
Cùng tìm hiểu những điều thú vị về cây sâm Việt Ngọc Linh
Sâm Ngọc Linh là loài sâm được tìm thấy tại vùng núi Ngọc Linh, cho đến ngày nay, các nhà nghiên cứu vẫn đang khám phá về loài sâm quý hiếm này, những nghiên cứu mới nhất đã bật mí những sự thật thú vị về loài sâm xứ Quảng này. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về loài sâm này dưới đây.
1.Là loài sâm có hàm lượng saponin cao trong các loài sâm.
Theo những nghiên cứu về thành phần sâm Ngọc Linh cho thấy sâm Ngọc Linh có tới 52 hợp chất saponin, cao hơn hẳn nhiều loại sâm khác như sâm triều tiên chỉ có tới 26 loại hợp chất Saponin.
2.Loài sâm có nhiều tên gọi nhất trong các loài sâm.
Do yếu tố địa hình, người phát hiện nên sâm Ngọc Linh được gọi với rất nhiều cái tên thú vị khác nhau như: Sâm Ngọc Linh, Sâm Khu Năm (sâm k5), Sâm Trúc ( Sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm), củ ngải rọm con hay còn được gọi với cái tên hết sức bí ẩn " Cây thuốc Giấu"
3.Giá thành trung bình của sâm Ngọc Linh khá cao.
Nếu chỉ tính sâm trồng thì giá thành 1kg sâm trồng đã có giá lên đến 30-40 triệu đồng một kg. Trong khi giá sâm trồng Hàn Quốc lại có giá thấp hơn rất nhiều lần. Còn về sâm lâu năm có niên đại khoảng 100 năm thì giá củ sâm Ngoc Linh không dưới 1 tỷ đồng.
4.Chỉ sống trên núi cao trên 1500 mét.
Loài sâm quý này chỉ sống trên vùng núi cao thuộc khu vực núi Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam.Ngoài ra sâm Ngọc Linh còn được tìm thấy ở các vùng núi Ngọc Lum Heo thuộc xã Phước Lộc, Huyện Phước Sơn, Tỉnh Quảng Nam, trên đỉnh núi Ngọc Am Quảng Nam, Đắc Giây thuộc KonTum, núi Triều Tiên.
5.Là loài cây chữa được nhiều bệnh.
Công dụng sâm Ngọc Linh rất đa dạng, người dân tộc Xê Đăng dùng sâm Ngọc Linh chữa bệnh sốt rét, làm lành vết thương, làm thuốc bổ. Ngày nay theo những nghiên cứu thì sâm Ngọc Linh còn có công dụng chữa bệnh suy nhược cơ thể, chống stress căng thẳng mệt mỏi. Ngoài ra còn có tác dụng chữa bệnh huyết áp thấp và bệnh tiểu đường rất hiệu quả.
Khám phá 5 sự thật thú vị về sâm Ngọc Linh Quảng Nam
Reviewed by truong
on
7:47 PM
Rating:
No comments: